Cử chỉ giao tiếp cần lưu ý khi đi xkld Nhật Bản
Cử chỉ giao tiếp cần lưu ý khi đi xkld Nhật Bản. Người Nhật có những nét văn hóa giao tiếp rất riêng của họ vậy nên khi sang đó làm việc bạn cần tìm hiểu và lưu ý để chúng ta dễ hòa đồng với họ hơn. Dưới đây là tổng hợp một số điển mà các bạn nên biết.
Các Cử chỉ giao tiếp cần lưu ý khi đi xkld Nhật Bản
1. Va chạm
Cử chỉ giao tiếp cần lưu ý khi đi xkld. Theo văn hóa truyền thống của chúng ta thì mọi người khi gặp nhau sẽ “tay bắt, mặt mừng” hay những bạn bè cùng trang lứa gặp nhau thường vỗ vai hỏi thăm. Thế nhưng điều này lại đại kị với văn hóa Nhật. Lao động đi Nhật cần nhớ, người Nhật khi gặp nhau chỉ cần cúi đầu và vui vẻ chào hỏi là thể hiện lịch sự rồi. Chúng ta cần giữ khoảng cách và hạn chế tiếp xúc cơ thể nếu không muốn bị đánh giá là thô tục.
2. Cử chỉ giao tiếp nhỏ
Khi bạn đi xuất khẩu lao động sang Nhật sẽ được đào tạo một khóa ngắn hạn trong đó có giao tiếp. Người Nhật có văn hóa cúi chào rất lịch sự và được mọi người trên thế giới khen ngợi. Khi người nhỏ tuổi gặp người lớn phải cúi đầu chào nhưng một hình thức hành lễ lịch sự tối thiểu. Giống như ở Việt Nam mọi người gặp nhau là bắt tay nhưng ở Nhật là cúi chào. Đặc biết đối với những mối quan hệ quan trọng như cấp dưới với cấp trên, con cháo với ông bà cha mẹ,… thì chúng ta phải cúi sâu đến 90 độ. Còn đối với những mối quan hệ ngang bằng bạn chỉ cần cúi đầu nhẹ chào hỏi.
Không những thế khi giao tiếp người Nhật hạn chế nhìn thẳng vào mắt đối phương. Bởi theo quan niệm của người Nhật thì việc nhìn thẳng vào mắt người đối diện là rất mất lịch sự, thô lỗ. Điều này cũng khác với Việt Nam. Chính vì thế chúng ta cần phải nhớ để khi xkld Nhật Bản tránh mắc phải.
=>> Các cách chống rét khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
3. Trang phục
“Ăn cho mình, mặc cho người” sẽ rất đúng đối với trường hợp này. Ở Nhật, việc bạn ăn mặc quần áo chỉnh tề là một sự tôn trọng người đối diện. Những lao động Nhật Bản làm việc trong nhà máy thì cần phải giữ gìn đồng phục luôn sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng.
4. Thái độ trò chuyện.
Bạn cần phải giữ một thái độ nói chuyện tốt nhất khi ở Nhật. Dù lúc đó bạn có bực mình hay nóng giận đến đâu cũng không được to tiếng. Chúng ta phải kiềm chế cảm xúc của bản thân. Tránh nói thẳng gây xúc phạm đến mọi người xung quanh.
Ngoài ra khi kết thúc câu chuyện, hay nhận từ người đối diện một món quà, một lời mời, một lời khen,… Chúng ta cần phải nói cảm ơn. Lời cảm ơn như phép lịch sự tối thiểu thể hiện sự tôn trọng của bạn với những người xung quanh.